Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

8 Cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho dân IT

CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN CHO IT

Trước khi bắt đầu chủ đề, mời các bạn đảo mắt xuống và xem tấm hình phía dưới :
Thời gian nào để xây dựng thương hiệu cá nhân ?
Thời gian nào để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân ?
Sau khi xem xong, các bạn có thể suy nghĩ được thời ngoài việc ăn, ngủ ra, các bạn dành thời gian vào mục đích gì ? Chơi game ? Cày tiền ?
Riết rồi các bạn sẽ có một cuộc sống cô lập, đơn độc, dần dần trở nên tự kỷ, vì bản chất các bạn chẳng tha thiết bất cứ thứ gì ngoài ăn, ngủ và làm việc ( hoặc chơi), bạn có cảm thấy chán không ?  Điều đó đang làm hỏng tương lai của bạn đấy, sau đây mình sẽ chia sẽ một cách để xây dựng thương hiệu cho chính mình, vừa ăn, vừa ngủ, vừa cày cuốc và vừa hòa nhập được với cộng đồng, xã hội.
Dân CNTT thường làm việc suốt ngày bên máy tính. Vậy làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân cho dân IT ? Bí quyết sau đây sẽ giúp bạn.
Hiện nay, việc xây dựng một thương hiệu riêng cho bản thân là một việc rất cần thiết và rất quan trọng. Bạn có biết, khi ai đó nhắc đến bạn, tên thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện ngay trong suy nghĩ của người đó. Nó cũng giống như việc từ Google được sử dụng quá thông dụng đến nỗi khi nhắc đến “Google” thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến từ “search” (tìm kiếm).
Vậy làm sao để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình? Có rất nhiều cách, tùy theo bạn làm trong ngành nào sẽ có cách riêng để xây dựng thương hiệu cá nhân đó. Hãy nhớ, bạn không phải đang xây dựng một nghề nghiệp, một chức vụ, mà là xây dựng một thương hiệu của chính bạn. Blog Kiếm Tiền Online sẽ chia sẻ cùng bạn những cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho IT.
8 cách xây dựng thương hiệu bản thân cho IT
8 cách xây dựng thương hiệu bản thân cho IT

8 Cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho IT

1. Thường xuyên theo dõi trang TechLooper để biết được xu hướng kỹ năng CNTT mà thị trường đang cần, nhà tuyển dụng nào đang cần kỹ năng đó. Việc theo dõi các biến chuyển của thị trường này giúp bạn dễ dàng kết nối và đứng cùng hàng ngũ với các chuyên gia am hiểu về ngành nghề.
2. Tạo một Profile ấn tượng trên LinkedIn và cố gắng có được nhiều lời khen (Recommendation) tốt.
3. Hãy là một người năng động trên Twitter, theo dõi (follow) các chuyên gia, nhà sáng lập và những tài năng CNTT nổi tiếng.
4. Có một trang blog hoặc website của chính mình, cố gắng cập nhật bài mới mỗi ngày hay mỗi tuần.
5. Có một dự án nguồn mở trên GitHub.
6. Là một thành viên năng động trên những trang cung cấp nội dung như Tinhte, diễn đàn Công nghệ…
7. Tạo các đoạn video, audio dưới dạng trình chiếu và chia sẻ chúng trên SlideShare.
8. Tìm kiếm những sự kiện IT hay trên MeetUp và tham gia.
Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

8 mẹo nhỏ từ đặc vụ FBI giúp bạn phát hiện ai nói dối

Những người nói dối thường có xu hướng nói nhiều hơn người bình thường. Có vẻ như đó là một bản năng tự nhiên vậy, họ muốn sử dụng số lượng lớn từ ngữ để áp đảo một điều gì đó mà họ đang cố che giấu.

Niềm tin là thứ vô giá và không thể đặt nhầm chỗ vì thế nên việc phát hiện ra những người không đáng tin cậy là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Đôi lúc, trong nhịp sống thường nhật bạn sẽ gặp vô số những lời nói dối.
Thỉnh thoảng nó có thể đến từ người thân, và cả bạn bè, hay đơn thuần chỉ là một người xa lạ cho tới những vụ lừa dối như của Volkswagen. Vậy làm cách nào để có thể phát hiện ra họ đang nói dối, một vài tuyệt chiêu từ những đặc vụ FBI sẽ giúp bạn làm điều này.
FBI là nơi tập trung những chuyên gia về phát hiện nói dối
                                          FBI là nơi tập trung nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phát hiện nói dối.
LaRae Quy cũng là một đặc vụ của FBI. Cô đã dành hơn 23 năm công tác của mình trong hoạt động nghiên cứu phản gián của Cục Điều tra Liên bang.
Kinh nghiệm trong quá trình dài làm việc miệt mài của cô bây giờ được sử dụng để biên soạn những bài viết, nói chuyện và giảng dạy cho mọi đối tượng muốn học hỏi. Và nếu bạn cũng mong muốn phát hiện ra một lời nói dối, hãy tham khảo 8 lời khuyên của Quy ngay nhé:
1. Xây dựng mối quan hệ thân thiết
Kinh nghiệm của Quy theo nhiều năm nghiên cứu cho thấy rằng những “cảnh sát tốt” thường nhận được kết quả thẩm vấn tốt hơn những “cảnh sát xấu”.
Và tất nhiên, cảnh sát thì vẫn luôn là cảnh sát, “tốt” và “xấu” ở đây chỉ mang ý nghĩa biểu trưng mang ý nghĩa nào đó thôi. Đó là cách mà họ thể hiện, thái độ và người bị thẩm vấn cảm thấy một thiên hướng gần gũi hay xa cách.
Một cuộc trò chuyện ấm áp và nhẹ nhàng, mang lại sự đồng cảm sẽ mở ra nhiều sự thật đang ẩn giấu hơn những cuộc thẩm vấn lạnh nhạt và căng thẳng.

2. Gây ngạc nhiên
Một người nói dối sẽ cố gắng phán đoán trước những câu hỏi mà bạn định hỏi. Vì thế mà, thường thì những câu trả lời của họ sẽ nghe có vẻ rất chân thật và tự nhiên. Họ thậm chí còn có thể thực hiện những câu trả lời ngay trước khi bạn kịp hỏi.
Hãy hỏi đối tượng bị thẩm vấn một câu hỏi mà họ không ngờ tới. Điều đó sẽ phá hỏng kịch bản mà họ đang cố dàn dựng và làm cho họ cảm thấy bối rối.
3. Lắng nghe nhiều hơn nói
Những người nói dối thường có xu hướng nói nhiều hơn người bình thường. Có vẻ như đó là một bản năng tự nhiên, họ muốn sử dụng số lượng lớn từ ngữ để áp đảo một điều gì đó mà họ đang cố tình che giấu. Những câu nói sẽ không dứt khoát, mạch lạc và bao gồm những mẫu cấu trúc phức tạp.
Bạn nên chú ý đặc biệt những điều sau:
Bối rối và không tự tin khiến người ta nói nhanh hơn.
Người đang trong trạng thái căng thẳng thường nói to hơn bình thường.
Sự ngắt đoạn hay chuyển giọng trong giai điệu của giọng nói tự nhiên thường xảy ra ở các điểm chứa đựng sự lừa dối.
Lặp đi lặp lại và hắng giọng là dấu hiệu của sự căng thẳng quá mức.
Những biểu hiện thể hiện ra trên không thực sự là một dấu hiệu của lời nói dối. Nhưng, nếu chứng kiến hay phát hiện những hành động kì quặc của đối tượng, bạn nên thận trọng chú ý một chút.
Nếu tinh tế, bạn sẽ thấy những biểu hiện lỗ liễu
                              Nếu tinh tế, bạn sẽ thấy những biểu hiện lỗ liễu trong hành động của những “lier” này.
4. Hãy chú ý đến cách họ nói “không”
“Không” là một từ khóa vô cùng quan trọng để bạn phát hiện ra một ai đó đang cố gắng lừa dối hay che giấu điều gì đó.
Một người hay biểu hiện hành vi dối trá của họ khi:
Nói “không” và nhìn theo một hướng khác phía đối diện.
Nói “không” và nhắm mắt lại.
Nói “không” sau khi do dự một lúc lâu.
Nói “không” kéo dài ra.

Nói “không” với ngữ giọng cao.
5. Theo dõi các thay đổi trong hành vi
Một sự thay đổi tinh tế trong cách cư xử và thái độ của một người có thể là dấu hiệu quan trọng tố cáo họ đang nói dối.
Bạn nên chú ý và hết sức thận trọng với một người:
Thể hiện một sự sai sót hay một tiểu tiết nhỏ không đáng có tại một thời điểm cực kỳ quan trọng, mặc dù bạn đã cố tình nhấn mạnh hoặc nhắc nhở anh ta trước đó.
Đáp lời bạn bằng những câu hỏi ngắn, từ chối cung cấp những chi tiết cụ thể hay rõ ràng.
Bắt đầu nói bằng một giọng nghiêm túc và điềm tĩnh hơn.
Sử dụng các từ ngữ với nghĩa thái quá hơn mức bình thường: Ví dụ như là “cực kì tuyệt vời” thay cho “tốt”.
6. Yêu cầu họ kể lại phần đầu của câu chuyện
Khi được hỏi đến phần đầu câu chuyện, người trung thực thường thêm thắt các chi tiết mới vào câu chuyện ấy. Có thể đó là những tiểu tiết mà họ chợt nhớ ra hoặc muốn nhấn mạnh thêm ý nghĩa của câu chuyện đó.
Những người nói dối thì ngược lại, họ cố gắng kể lại chúng một cách nguyên vẹn và thậm chí đơn giản hóa để tránh mâu thuẫn với những gì họ đã bịa ra trước đó.
Bạn có thể sử dụng thủ thuật nhỏ nhưng hiệu quả này một cách tự nhiên và tinh tế bằng phương pháp: Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện hãy yêu cầu đối phương giải thích một sự kiện mà họ đã nói trước đó một cách cụ thể hơn nữa.
Hãy cố gắng hỏi thật nhiều và chi tiết cho đến khi bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn trong câu chuyện ,mà người đó kể.
 Hãy chú ý nếu một ai đó đang cố gây ấn tượng với bạn
                                                  Hãy đặc biệt chú ý nếu một ai đó đang cố gây ấn tượng với bạn.
7. Cẩn thận với những lời khen ngợi dồn dập
Có những người thực sự dễ mến và vốn tính thật thà, đôi lúc họ sẽ không tiếc gì những lời khen ‘có cánh’ dành cho bạn. Tuy nói là vậy, nhưng hãy chú ý thật kĩ đến trường hợp của một ai đó đang cố gắng gây ấn tượng với bạn.
Đó đôi khi có thể là một đồng nghiệp cấp dưới hay một người mới quen biết sơ sơ thôi chẳng hạn.

Nếu họ đồng ý với tất cả những quan điểm hay lập luận của bạn, sẵn sàng đưa ra những lời tán thưởng dồn dập, cười to hay cố tình cười cợt trong mọi tình huống bạn đưa ra, tất cả những điều trên chính là dấu hiệu của sự thiếu xác thực và chân thành của người đối diện.
8. Hãy đổi câu hỏi tiếp theo
Không ai trong số chúng ta là muốn bị lừa dối cả. Nhưng bạn nên biết rằng có những lời nói dối vô hại khi bạn phát hiện ra điều đó. Đối tượng bị thẩm vấn có thể cảm thấy khó chịu với những câu hỏi riêng tư hay bối rối với những câu hỏi mang tính quyết định quan trọng chẳng hạn.
Nếu bạn thấy một phản ứng khá bối rối khi hỏi ứng viên về việc họ đã từng bị sa thải hay chưa, hãy suy nghĩ đến việc hỏi một câu hỏi khác mang tính nhẹ nhàng hơn hay dễ chấp nhận hơn chẳng hạn.
Giả sử bạn có thể “lái” câu chuyện theo chiều hướng như sau: “Anh biết đấy, tôi nghĩ rằng bị sa thải là một kinh nghiệm xương máu. Anh nghĩ sao nếu mình ở vào trường hợp này?”.
Và khi ấy, có thể bạn đã đoán được tới 90% là ứng viên đó đã từng bị sa thải hay chưa và việc khai thác thêm hay hỏi thẳng là không hề cần thiết.
Bên cạnh đó, nếu như bạn vẫn còn nghi ngờ điều gì đó nữa, hãy tiếp tục đặt câu hỏi liên tục. Thời gian và một chút tinh tế, nhạy bén sẽ khiến bạn phát hiện ra những lời nói dối như một chuyên gia thực thụ.
                                                                                                                                                                                        Theo Inc